Giải Quyết Vấn Đề Suy Dinh Dưỡng Ở Bệnh Viện Giúp Bệnh Nhân Hồi Phục Nhanh Chóng Và Giảm Chi Phí Điều Trị
 

DỰA TRÊN KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC CÔNG BỐ MỚI ĐÂY, CÁC CHUYÊN GIA CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG TIÊU CHUẨN TẠI CÁC BỆNH VIỆN 

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 14 tháng 5 năm 2016 – Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới 1 , do đó việc làm thế nào để giúp người lớn tuổi có cuộc sống khỏe mạnh đang ngày càng được quan tâm. Với mục tiêu đó, hôm nay, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong nước và quốc tế đã thảo luận một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề sức khỏe ở nhóm dân số này hiện chưa được quan tâm đúng mức: đó là vấn đề suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị. 

Tại hội nghị chuyên đề do Abbott tổ chức với sự tư vấn chuyên môn của Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hồ Chí Minh (HoSPEN), các chuyên gia dinh dưỡng đã xem xét việc ứng dụng kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Nursing Care Quality vào quy trình khám chữa bệnh ở các bệnh viện Việt Nam. Một trong những đề xuất được đưa ra trong hội nghị là thiết kế một chương trình chăm sóc dinh dưỡng tiêu chuẩn tại các bệnh viện, thường được gọi là Chương Trình Gia Tăng Hiệu Quả Điều Trị (QIP). Hiệu quả chương trình QIP đã được chứng minh giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, giảm tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày*, giảm nguy cơ biến chứng và chi phí y tế cho bệnh nhân được điều trị 2 .

Giải Quyết Vấn Đề Suy Dinh Dưỡng Tại Các Bệnh Viện Ở Việt Nam Hiện Nay

Việc duy trì sức khỏe tốt ở người lớn tuổi có thể là một thách thức, khi vấn đề suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị là thực trạng khá phổ biến ở độ tuổi này lại chưa được quan tâm đúng mức. Tại Việt Nam, bệnh nhân suy dinh dưỡng chiếm đến 78% số bệnh nhân nội trú3 . Thực trạng này có thể tác động tới nhóm dân số già của Việt Nam, nhất là khi sức khoẻ của họ bắt đầu suy giảm, có thể dẫn đến tái nhập viện cũng như các biến chứng sau khi xuất viện. 

Có nhiều nguyên nhân khiến việc thiếu hụt dinh dưỡng trở nên phổ biến ở nhóm người cao tuổi – ví dụ như ăn uống kiêng khem, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, chức năng tiêu hóa suy yếu, tác động của bệnh tật, bị mất vị giác và những nguyên nhân khác. Ngoài ra, bác sĩ thường tập trung nhiều vào thuốc chữa bệnh, và dinh dưỡng chưa thật sự là ưu tiên hàng đầu trong quy trình điều trị bệnh nhân truyền thống phổ biến.

“Chúng ta đều biết rằng dinh dưỡng đúng là nền tảng cho sức khỏe tốt. Nhưng chúng ta vẫn chưa quan tâm đến dinh dưỡng đủ, đặc biệt khi cơ thể cần đến nó nhất”, bác sĩ Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy và Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hồ Chí Minh cho biết. “Vấn đề cấp thiết hiện nay là khuyến khích các bệnh viện trong nước thành lập khoa, tổ dinh dưỡng có chức năng tầm soát suy dinh dưỡng khi nhập viện, can thiệp kịp thời nếu phát hiện suy dinh dưỡng, và giám sát kết quả sau khi xuất viện. Việc thực hiện các bước này không chỉ cung cấp cho nhân viên y tế những công cụ và nguồn lực để tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân, mà còn giáo dục cho người bệnh về tầm quan trọng của dinh dưỡng.”

Theo thống kê của chính phủ năm 2016, Việt Nam ước tính có khoảng 20,1% bệnh viện chưa thành lập khoa dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng quá tải tại các bệnh viện vẫn đang tiếp diễn với tỉ lệ 23,5 giường bệnh trên 10.000 dân, dựa trên số liệu của chính phủ năm 20154

Chương Trình Gia Tăng Hiệu Quả Điều Trị (QIP) Củng Cố Vai Trò Của Dinh Dưỡng Đối Với Sức Khỏe Bệnh Nhân Tại Các Bệnh Viện 

Cũng trong hội nghị, các chuyên gia đã thảo luận một nghiên cứu mới được tiến hành tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu chứng minh rằng việc áp dụng Chương Trình Gia Tăng Hiệu Quả Điều Trị (QIP) chú trọng vào bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân được nghiên cứu đã giúp cải thiện sức khỏe của họ, giảm số ngày nằm viện, nguy cơ tái nhập viện và giảm chi phí điều trị 5 .

“Suy dinh dưỡng có thể được phòng ngừa và chữa trị. Nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các quy trình đơn giản giúp tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng và can thiệp tức thời là phương thức tiên tiến và hiệu quả giúp nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân nằm viện. Trong thời gian hai năm tới, chúng tôi có kế hoạch áp dụng chương trình này như là một nghiên cứu điển hình về giải pháp cải thiện quy trình dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc với sự hỗ trợ chuyên môn của Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hồ Chí Minh.” Bác sĩ Lưu Ngân Tâm cho biết thêm. 

Tiến sĩ, Bác sĩ Gary Fanjiang, Phó Chủ Tịch Trung tâm Nghiên cứu và Phát Triển Dinh dưỡng Abbott, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: "Dinh dưỡng tốt rất quan trọng trong việc giúp người lớn tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và năng lượng. Chúng tôi kết nối các chuyên gia y tế trong nước với những thành tựu nghiên cứu khoa học và thực hành dinh dưỡng tiên tiến nhất trên thế giới nhằm giúp người Việt Nam có một cuộc sống không chỉ thọ hơn mà còn khỏe và trọn vẹn hơn." 

Về Chương Trình Gia Tăng Hiệu Quả Điều Trị (QIP) 

QIP là chương trình nhằm xác định kết quả của việc can thiệp chăm sóc dinh dưỡng tức thời đến kết quả điều trị của bệnh nhân và chi phí chăm sóc sức khỏe. (QIP) bắt đầu với việc thành lập nhóm nghiên cứu nòng cốt liên ngành. Nhóm nghiên cứu sẽ phát triển một hệ thống, trong đó các điều dưỡng trong bệnh viện sẽ sử dụng công cụ sàng lọc chuẩn (MST) để sàng lọc tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân khi nhập viện, và lập tức chỉ định can thiệp cho bệnh nhân có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc can thiệp dinh dưỡng được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng dùng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống (ONS), cụ thể là Ensure Complete (Abbott), trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện, sau đó theo dõi kết quả bằng hồ sơ quản lý thuốc.6

Kết quả của QIP được ghi nhận trên gần 20.000 bệnh nhân được đánh giá hồi cứu, trong độ tuổi dao động từ 18 đến 111 tuổi nhập viện tại trung tâm y tế Akron General Medical Center (Mỹ) từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sau chương trình QIP đã: **

  • Giảm 17% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày
  • Giảm thời gian nằm viện 13,4%
  • Giảm 50% tỷ lệ loét tì đè mắc phải trong bệnh viện (HAPUs)
  • Giảm 8,8% chi phí y tế 

Về Abbott:

Tại Abbott, chúng tôi cam kết đem lại cho mọi người cuộc sống trọn vẹn nhất thông qua việc cải thiện sức khỏe. Trải qua hơn 125 năm hoạt động, chúng tôi mang đến các sản phẩm và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực dinh dưỡng, dược phẩm, thiết bị chẩn đoán và thiết bị y tế giúp tạo ra nhiều triển vọng cho nhiều người hơn ở mọi lứa tuổi. Ngày nay, 74,000 nhân viên tại Abbott đang nỗ lực tìm ra những giải pháp sức khỏe để giúp kéo dài tuổi thọ con người và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trên khắp 150 quốc gia mà chúng tôi có mặt.

Kết nối với chúng tôi qua web site www.abbott.com hoặc Facebook www.facebook.com/Abbott và Twitter @AbbottNews và @AbbottGlobal

Liên hệ truyền thông

Do Thai Vuong, (84) 903 334 936
Thaivuong.do@abbott.com

Mach Kim Chau, (84) 909 578 474
Chau.mach@avcedelman.com

 


1 World Bank. Live longer and healthier: Aging population in Asia Pacific. 2016

2 Anita Meehan, Claire Loose, et al. Health System Quality Improvement - Impact of Prompt Nutrition Care on Patient Outcomes and Health Care Costs. J Nurs Care Qual. 2016; 0(0): 1-7.

* Tái nhập viện được định nghĩa là sự trở lại bệnh viện nghiên cứu cho bất kỳ chẩn đoán nào. Dữ liệu đo lường sự trì hoãn việc tái nhập viện và không kể đến các bệnh nhân tái nhập viện do quá trình phục hồi hoặc tử vong.

3 Pham NV et al. Clin Nutr.2006; 25:102-8

4 Vietnam health system and health infrastructure: achievements, challenges and orientation, Ministry of Health, http://www.designandhealth.com/upl/files/122262/pam-le-tuan-2015.pdf

5 Anita Meehan, Claire Loose, et al. Health System Quality Improvement - Impact of Prompt Nutrition Care on Patient Outcomes and Health Care Costs. J Nurs Care Qual. 2016; 0(0): 1-7

6 Anita Meehan, Claire Loose, et al. Health System Quality Improvement - Impact of Prompt Nutrition Care on Patient Outcomes and Health Care Costs. J Nurs Care Qual. 2016; 0(0): 1-7.

** Kết quả so sánh giữa nhóm dinh dưỡng nhạy cảm và nhóm chứng