Abbott giới thiệu nghiên cứu mới giúp nâng cao nhận thức về thiếu hụt dinh dưỡng tại Việt Nam

Cứ 3 người nhập viện thì có ít nhất 1 người bị suy dinh dưỡng và tình trạng này thậm chí càng trầm trọng hơn khi họ xuất viện; sáng kiến mới có khả năng giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2014 - Các chuyên gia dinh dưỡng trong nước và quốc tế đã tham gia buổi họp báo chia sẻ thông tin về chủ đề “Thực trạng và hệ quả của việc Thiếu hụt dinh dưỡng” do Abbott Việt Nam tổ chức, nhằm giới thiệu nghiên cứu mới của feedM.E. về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đã được kiểm chứng giúp ngăn chăn tình trạng này tại nước sở tại.

Buổi họp báo hướng đến việc cung cấp khái niệm đúng về việc thiếu hụt dinh dưỡng, và góp phần giảm tỷ lệ người bị thiếu hụt dinh dưỡng thông qua việc kêu gọi các cán bộ y tế trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam, thực hiện sàng lọc, can thiệp và áp dụng ngay kế hoạch theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng trong lẫn ngoài bệnh viện.

Thiếu hụt dinh dưỡng: Vấn đề toàn cầu và địa phương 
 

Thiếu hụt dinh dưỡng tồn tại ở tất cả các cộng đồng, phổ biến ở cả các quốc gia mới nổi lẫn các nước phát triển. Nghiên cứu cho thấy trên thế giới có đến 50% bệnh nhân nội trú bị suy dinh dưỡng.1 2 Tình hình chung này xảy ra ở các cơ sở y tế ở tất cả quy mô và chưa có sự cải thiện nào trong suốt thập kỷ qua. 

“Mọi người thường cho rằng chỉ có trẻ con mới bị suy dinh dưỡng, hay nói đúng hơn là thiếu hụt dinh dưỡng. Sự thật là thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tại bất kỳ thời điểm nào. Đối với một số người, tình trạng này có thể xuất phát từ việc ăn không đủ lượng hoặc không đủ chất. Ở trường hợp khác, thiếu hụt dinh dưỡng là do bệnh tật gây ra hoặc tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thu thức ăn cách hiệu quả, và nhóm đối tượng này thường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Tình trạng này còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân sau khi đau ốm, bị thương hay giải phẫu”, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tăng khả năng xảy ra biến chứng (viêm loét, nhiễm trùng, ngất xỉu),3 4 5 6 kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tái nhập viện, tăng chi phí điều trị và nguy cơ tử vong.7 8 9 10 Nhưng thiếu hụt dinh dưỡng thường không được chẩn đoán sớm để có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Thực tế, một nghiên cứu cho thấy 60% bệnh nhân nhập viện không được xét nghiệm sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.11


Tầm quan trọng của sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng; một phương pháp đơn giản
 

Lộ trình chăm sóc dinh dưỡng, được khuyến nghị trong nghiên cứu, đưa ra cách đơn giản để xác định nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng ở bệnh nhân, bằng cách đặt ba câu hỏi chính: 1) Bạn có đang bị bệnh hay bị thương không? 2) Bạn có mất cảm giác ngon miệng không? 3) Bạn có đang bị sụt cân dù không ăn kiêng? Nếu có 2 trên 3 câu trả lời là “Có” thì bệnh nhân có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.12 13

“Hiện nay, chưa có phương pháp tổng quát giúp sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho bệnh nhân khi họ nhập viện hoặc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các bệnh nhân có nguy cơ cao,” Bác sĩ Ravinder Reddy, chuyên gia tư vấn đặc biệt khoa Ngoại Tiêu hóa - Tổng hợp, bệnh viện Care, Ấn Độ, một tác giả trong nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Khi không được theo dõi và quan tâm đúng mức, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ra hệ quả khiến sức khỏe bị phá hủy - điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao, quá trình điều trị kéo dài, tái nhập viện thường xuyên, tăng chi phí điều trị và nguy cơ tử vong. Bằng cách đồng loạt kêu gọi các cán bộ y tế trên toàn thế giới cùng hành động, chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao nhân thức và giảm tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng thông qua việc tạo ra một lộ trình chăm sóc dinh dưỡng lâm sàng đơn giản, có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở y tế nào, ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.”

Tại Việt Nam, theo ước tính, có đến 78% bệnh nhân nội trú đang ở trong tình trạng dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả và chi phí điều trị. 14

“Một số bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng khi nhập viện. Một số bệnh nhân khác lại bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục khi bệnh nhân không có đủ năng lượng, protein hay vi chất để chống lại bệnh tật. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ tập trung vào điều trị mà có xu hướng bỏ qua khâu chăm sóc dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe”, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Bác sĩ Toản cho biết thêm: "Các công cụ nhằm sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là thực sự cần thiết. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân và triển khai phác đồ điều trị phù hợp giúp họ hồi phục nhanh hơn đồng thời giảm chi phí điều trị.” 
 

Cải thiện Chất lượng cuộc sống và Tình trạng sức khỏe 
 

Các bằng chứng thực tế chứng minh hiệu quả cải thiện tình trạng sức khỏe và cắt giảm chi phí của việc chăm sóc dinh dưỡng ngày càng nhiều. Theo một nghiên cứu gần đây, việc áp dụng bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống cho bệnh nhân nội trú giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí cho mỗi lần điều trị và giảm tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư đầy đủ về mặt thời gian, chi phí và đào tạo trong bệnh viện nên phương pháp can thiệp dinh dưỡng vẫn chưa được áp dụng triệt để. 

"Chúng ta gặp nhiều rào cản để có một cuộc sống khỏe mạnh, từ các bệnh mãn tính cho đến việc không thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng thiếu hụt dinh dưỡng không nên là một trong số đó", Tiến sĩ Fei Li, Chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm dinh dưỡng của Abbott khu vực châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt là ANRD) tại Singapore cho biết. 

"Abbott, hợp tác với các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu then chốt trên toàn cầu, đã và đang tập trung vào việc cải thiện chăm sóc dinh dưỡng, cắt giảm các chi phí liên quan và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi khỏe mạnh, mọi người có thể sống năng động và trọn vẹn hơn."
 

Thông tin thêm về nghiên cứu feedM.E.
 

Nghiên cứu feedM.E. có tên từ chữ viết tắt của Giáo dục Y tế (Medical Education). feedM.E. là sáng kiến toàn cầu về nhận thức, giáo dục và hành động được hình thành với mục tiêu: nâng cao nhận thức về thực trạng đáng báo động của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh dưỡng; phổ biến kiến thức dinh dưỡng cho các cán bộ trong bệnh viện và bệnh nhân nội trú; thúc đẩy hành động để cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Nhóm nghiên cứu feedM.E. làm việc với các hệ thống y tế và cộng đồng nhằm góp phần tạo nên sự thay đổi toàn cầu ở từng địa phương.

feedM.E. được phát triển bởi một ban cố vấn quốc tế gồm các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, hợp tác với Abbott Nutrition. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.NutritionMatters.com.

Thành viên của feedM.E.

  • Châu Mỹ La tinh: Maria Isabel Correia, MD, PhD, Universidade Federal de Minas Gerais, Brazil
  • Châu Âu: Maurizio Muscaritoli, MD, Sapienza University of Rome, Ý; Jean Pierre Michel, MD, Geneva University, Thụy Sĩ
  •  Mỹ: Kelly Tappenden, PhD, RD, University of Illinois
  • Ấn Độ: B. Ravinder Reddy, MBBS, MS, FRCS, Care Hospital, Ấn Độ 
  • Nhật Bản: Takashi Higashiguchi, MD, PhD, Fujita Health University School of Medicine, Nhật Bản  Thổ Nhĩ Kỳ: Mehmet Uyar, MD, Ege University Hospital, Thổ Nhĩ Kỳ
  • Abbott: Refaat Hegazi, MD, PhD, MS, MPH, Giám đốc Y khoa 
     

Thông tin thêm về Abbott
 

Abbott là công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc phát triển các sản phẩm và công nghệ trong khắp các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với bề dày trong việc tạo ra các sản phẩm được phát triển trên nền tảng khoa học, trong bốn lĩnh vực chuẩn đoán, thiết bị y khoa, dinh dưỡng và dược phẩm điều trị, Abbott phục vụ khách hàng tại 150 nước trên thế giới với khoảng 69.000 nhân viên.

Tại Việt Nam, Abbott có khoảng 3.400 nhân viên cung ứng, bán hàng và tiếp thị, tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 8 khu vực khác bao phủ 65 tỉnh thành trong cả nước. 

Truy cập www.abbott.com và kết nối với chúng tôi qua Twitter ở tài khoản @AbbottNews.

Đỗ Thái Vương

T.: +84 96603 7801
E.: thaivuong.do@abbott.com

 


1 Norman K, et al. Clin Nutr. 2008;27:5-15.

2 Lim SL, et al. Clin. Nutr. 2011; 345-350

3 Fry DE, et al. Arch Surg. 2010;145:148-151

4 Schneider SM, et al. Br J Nutr. 2004;92:105-111

5 Lee S, et al. Yonsei Med J. 2003;44:203-209 6

6Bauer JD, et al. J Hum Nutr Diet. 2007;20:558-564

7 Sullivan DH, et al. J Gen Intern Med. 2002;17:923-932.

8 Stratton RJ, et al. Br J Nutr. 2006;95:325-330.

9 Correia MI, Waitzberg DL. Clin Nutr. 2003;22:235-239

10 Prasad N, et al. J Ren Nutr. 2010;20:384-391

11 Meijers JM, et al. Nutrition. 2009;25:512-519.

12 Jensen GL, et al. Parenter Enteral Nutr. 2012;36:267-274.

13 Ferguson M, et al. Nutr. 1999;15: 458-464.

14 Pham NV et al. Clin Nutr.2006; 25:102-8