Phát hiện suy dinh dưỡng sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa giúp trẻ em tối ưu tiềm năng tăng trưởng.

Dinh dưỡng là nền tảng của một cuộc sống khỏe mạnh. Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ em và trẻ nhỏ: việc thiếu dinh dưỡng trong 5 năm đầu đời có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực và tầm vóc của thế hệ tương lai.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới hiện có khoảng 148 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi1. Tại Việt Nam, số liệu điều tra toàn quốc cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 18,2% vào năm 2023, cao hơn ở vùng nông thôn và miền núi2. Việc sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng sớm và can thiệp kịp thời là giải pháp tối ưu để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao tầm vóc cho trẻ em.

Theo dõi tăng trưởng là bước đầu giúp phát hiện suy dinh dưỡng

Các bậc phụ huynh và chuyên gia y tế cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá tình trạng tăng trưởng của trẻ với công cụ được chuẩn hóa để phát hiện trẻ có vấn đề về tăng trưởng. Đây chính là bước đầu tiên và quan trọng giúp phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng.

Tại nhà, cha mẹ có thể đánh giá sự phát triển thể chất của con bằng cách theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ và chấm vào biểu đồ tăng trưởng, hoặc đơn giản sử dụng công cụ đánh giá tình trạng tăng trưởng theo chuẩn WHO3.

Chuyên gia y tế có thể xác định trẻ suy dinh dưỡng hay có nguy cơ suy dinh dưỡng bằng cách đánh giá lượng dinh dưỡng nạp vào, mức độ tăng trưởng của trẻ qua nhiều chỉ số khác nhau như: chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, chu vi vòng giữa cánh tay); chỉ số sinh hóa (chất điện giải, hoặc dấu hiệu viêm); theo dõi lâm sàng (các dấu hiệu sinh tồn hoặc khám sức khỏe)4.

Từ cuối năm 2024, Hội Nhi khoa Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn về sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhi để có thể thống nhất sử dụng giữa các bệnh viện. Sau khi trẻ được sàng lọc và đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn can thiệp dinh dưỡng bằng chế độ ăn, thực phẩm dinh dưỡng đường uống phù hợp với từng trẻ, không chỉ ở trẻ suy dinh dưỡng nặng, mà còn ở trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Việc sàng lọc và can thiệp sớm ở trẻ suy dinh dưỡng lẫn trẻ có nguy cơ là vô cùng quan trọng để đẩy lùi suy dinh dưỡng thấp còi, cần được thực hiện cả khi trẻ đang nằm viện và sau khi xuất viện.

Can thiệp dinh dưỡng đúng và kịp thời        

Can thiệp dinh dưỡng đúng lúc, đặc biệt trong các giai đoạn tăng trưởng nhanh như sơ sinh, tuổi chập chững hay tiền dậy thì, sẽ giúp trẻ có điều kiện bắt kịp đà tăng trưởng. Phụ huynh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất theo lứa tuổi của trẻ5.

Với những trẻ có nguy cơ thiếu hụt, việc bổ sung các chất đa lượng và vi lượng vào chế độ ăn hằng ngày như vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng6. Trong đó, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung đường uống với công thức đầy đủ và cân đối được chứng minh là một biện pháp can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, giúp trẻ bắt kịp và duy trì tăng trưởng khỏe mạnh7,8.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1 World Health Organization. Joint Child Malnutrition Estimates https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/joint-child-malnutrition-estimates-unicef-who-wb, accessed December 2023

2 Ministry of Health Portal, https://moh.gov.vn/home?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_type=content&_101_urlTitle=thay-oi-che-o-dinh-duong-e-phat-trien-suc-voc-cua-nguoi-vi-1, accessed November 2024

3World Health Organization. Child Growth Standards. https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards

4Reber, E., Gomes, F., Vasiloglou, M. F., Schuetz, P., & Stanga, Z. (2019). Nutritional Risk Screening and Assessment. Journal of clinical medicine, 8(7), 1065. https://doi.org/10.3390/jcm8071065

5Ministry of Health Portal, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/tre-suy-dinh-duong-thap-coi-va-che-o-dinh-duong?inheritRedirect=false, accessed October 2024

6Ministry of Health Portal, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/tre-suy-dinh-duong-thap-coi-va-che-o-dinh-duong?inheritRedirect=false, accessed October 2024

7Pedro A. Alarcon et al., (2003), Effect of oral supplementation on catch-up growth in picky eaters, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12739919/  

8Huynh DT, et al. J Hum Nutr Diet. 2015;28:623-635

 COR-C-084-25